Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 172: Hai cuốn gia phả


...

trướctiếp

Vạn Ninh bị co lập hoàn toàn, it nhất là trong thời gian ngắn không ai biết được thông tin từ Vạn Ninh. Mà Vạn Ninh cũng không thể thông quan để tìm hiểu tin tức bên ngoài cũng như không biết triều đình Huế đang nghiêng ngả. 

Quân Vạn Ninh chưa từng muốn qua sông Hồng, đương nhiên là họ muốn và họ đã thử mọi cách để kiểm soát dòng sông nhưng bất lực. Không có chiến hạm khủng để hỗ trợ thì mọi cố gắng kiểm soát sông hồng đều là vô dụng. Khi sông Hồng không kiểm soát được thì có cho Vạn Ninh Vạn cái lá gan cũng không dám đưa quân qua sông. Chính vì lý do này nên Pháp quân có e ngại sức chiến đấu của bộ binh Vạn Ninh nhưng họ vẫn yên tâm thoải mái mà xây các công sự phòng thủ bên bờ Tây sông Hồng. 

Lấy 2,5 vạn quân lúc này của Vạn Ninh liều chết đập nồi, dìm thuyền đi qua sông chiến đấu, kiểu gì cũng có thể lấy máu lấp đầy con sông này mà đánh lui quân thù? Tư tưởng ấu trĩ này đừng có nghĩ đến cho xong. Bất kì một đội quân nào dù là tinh thần thép khi thương vong vượt quá 20% sẽ bắt đầu xao động, 30% là ý trí giảm mạnh, 40% là có nguy cơ và khả năng tan rã rất cao. Tấn công khác với phòng thủ, phòng thủ là bị động, là bị ép phải chiến tới cùng. Người tấn công luôn có tư tưởng ờ thì đánh không nổi có thể lui lại. Đây là tâm lý chung do cơ chế sinh lý học của cơ thể sinh ra, nó không liên quan đến lý tưởng hay mục đích gì khác. Vậy nên dù đập nồi dìm thuyền đem 25 ngàn quân qua sông thì tỉ lệ bại trận cũng cực lớn, đến lúc đó Vạn Ninh coi như xong.

Tổng số miền Bắc nơi Diêu Thiếu có thể chưng quân lúc này là bao nhiêu người Việt sinh sống. Bờ tây sông Hồng có các tỉnh. Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Yên, Tuyên Quang (nay là đất các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang), Hưng Hóa( Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái ngày nay) Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần Sơn Tây. Nói nghe thì nhiều vãi ra nhưng thực ra số người Việt nơi nay chỉ chưa đầy 2,5 triệu dân. Các tỉnh như Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, phần Bắc Cạn thuộc Thái Nguyên, phần Móng cái thuộc Quảng Yên đều là người dân tộc thiểu số sinh sống và gần như là khu vực tự trị của bọn họ. Ở những khu vực này thì người Việt mới chính là người thiểu số đấy. 2,5 vạn quân là con số mà Diêu thiếu không thể tăng thêm lúc này, thứ nhất hắn không đủ trang bị. thứ hai tăng thêm binh thì sức sản xuất của cả vùng này giảm mạnh vẫn biết thời chiến cả dân làm lính, nhưng chưa đến bước đường cùng Diêu thiếu sẽ không làm như vậy. Nên nhớ chiến sĩ Vạn Ninh kẻ mới nhất cũng đã được đào tạo chính quy đên 4 tháng trời. Những người như vậy Diêu thiếu còn chưa dám tung họ ngay vào mặt trận đấy. Chiến đấu tại Hưng Yên, Thái Bình đều là các lão binh đã có kinh nghiệm trên 2 năm chiến đấu cả. Vạn Ninh không có đủ người để nướng trong cỗ máy xay thịt chiến tranh. Diêu thiếu cần tính một bước dài hơi hơn nữa, vì trong tình hình hiện tại chiến tranh với Pháp quốc có lẽ lại chuyển thành dai dẳng và trường kỳ. 

Sông Hồng khác với Sông Đồng Nại, nơi này rất khó áp dụng lại chiến thuật của Hoàng Diệu đã thực hiện tại Nam Kỳ. Khó có thể lạp lại chiến thuật bày sói hay liều chết đánh bom thì có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chủ quan thi chính là Pháp quốc đã có kinh nghiệm với kiểu chiến thuật này của người Anam nên họ đề phòng rất kĩ. Thường thì các chiến Hạm tuần tra của Pháp sẽ đi theo nhóm, họ không cho bất kì thứ gì tiếp cận chiến hạm của mình. Gặp thuyền bên bờ Đông là chúng nã pháo dồn dập bắn hạ, không cần biết là thuyền dân hay thuyền lính. Thuyền bờ Tây thì bị kiểm tra gắt gao bởi các thuyền nhỏ từ xa. Nếu có ý đồ tiếp cận cũng bị đại bác chào đón. Số lượng chiến hạm của quân Pháp đổ vào là lớn, cộng thêm có cả tuần Dương hạm nơi này nên việc tổ chức đánh bày sói hay đánh bom liều chết là rất rất không hiệu quả. Lý do thứ đến chính lý do khách quan, Sông Hồng rộng rãi, bờ sông lại trống trải việc che dấu một lượng lớn thuyền nhỏ để tập kích là vô vọng, thường thường thuyền sẽ bị phát hiện từ rất xa mà bị bắn hạ bàng đại bác. Nói chung kiềm kiểm soát sông Hồng hoàn toàn thuộc về người Pháp. Tất nhiên niếu liều mạng đổ nhiều quân đánh đắm thuyền Pháp cũng có thể, nhưng cuối cùng cũng chỉ là khống chế tạm thời Sông Hồng mà thôi. Quân Pháp đã lập được phòng tuyến dày đặc bên bờ bên kia, phải đổ bao nhiêu quân qua đó mới có thể lấp đầy được các họng súng, họng đại bác và lỗ châu mai đó. 

Có người nói sao không đặt thủy lôi, thủy lôi Vạn Ninh lợi hại vậy cơ mà. Nói thẳng một câu thủy lôi không phải vạn năng. Dòng sông Hồng là cuồn cuộn sóng gầm mà không như sông Hương “lững lờ” thơ mộng nước lặng lẽ trôi. Việc các thuyền nhỏ giữa dòng đặt có thể dừng lại đôi chút để đặt thủy lôi hay không đã là khó khăn. Thủy lôi lại bị dòng nước mạnh mẽ quăng quật mà rất dễ tự nổ. Đây là bi ai của thủy lôi. Thường thường chúng chỉ có hiệu quả ở những nơi nước tĩnh như các vịnh hoặc những nôi có dòng chảy chậm mà thôi. Đến nay dù là thủy lôi hiện đại thì cũng không khác là bao. 

Tất nhiên các đội đặc nhiệm nhóm nhỏ của Vạn Ninh vẫn vượt sông mà tiến hành quấy phá quân Pháp, nhưng số lượng đặc nhiệm của Vạn Ninh không nhiều, thêm vào đó họ khó có thể tác chiến lâu dài vì tiếp tế hậu phương rất khó khăn. Quân Pháp đã cho xây công sự, đồn bốt hết sức chặt chẽ, rút kinh nghiệm lần này quân Pháp không cho phá thành Trì mà lại lấy đó làm công sự chính để phòng ngự Vạn Ninh. 

Ngoài biển khơi Vạn Ninh thì chịu hẳn rồi. Thiết giáp hạm Gloire cùng các tuần Dương Hạm, khu trục Hạm của Pháp đã khóa chết cửa Vịnh Cửa Lục. Một số chiến hạm khác lại tuần tiễu xung quanh các khu vực cửa Nam triệu, Cát Bà đảo. Nói chung đường biển của Vạn Ninh coi như bị phế hoàn toàn. Nhưng quân Pháo có cho 1000 lá gan cũng không dám tiếp cận gần cũng như đổ bộ. Nhưng đồng thời cũng cho thủy tuân Vạn Ninh 100 lá gan cũng không dám ra hải chiến cùng quân Pháp. Đánh họ cũng có thể thắng nhưng ít nhất là hạm đội Vạn Ninh coi như liệt luôn, trong khi đó Pháp vẫn còn Hạm đội đang phong tỏa cửa Việt biển Thuận An Huế. 

Nói như vậy để thấy Vạn Ninh đang bế tắc vô cùng, nhưng quân dân bảy tỉnh nơi Diêu thiếu có thể quản lý không hề sợ hãi mà vững vàng tiếp chiến. Quân Địch có hung hăng thì cũng không dám bước chân một phần lên đất của họ. Đường xá khó khăn nhưng có đông đảo nhân dâ hỗ trợ thì việc gì cũng có thể thành công. Lô cốt khổng lồ được xây dựng bên bờ sông Hồng, một là pháo đài, lô cốt thuộc phủ Kiến Xương, hai là thành Hưng Yên được quy hoạch lại thành pháo đài vững chắc, ba đó là pháo đài lô cốt Gia Lâm. Tất cả đều được cả vạn dân cùng vận chuyển cát, đá, ximang, thép xây dựng và từng bước hoàn thiện nhanh chóng. Trong khi bên bờ Đông với cả vài vạn dân đang tự nguyện lao động thì bờ Tây quân Pháp cũng ép buộc hàng Vạn dân Việt với họng súng dí đầu làm việc quần quật. Công việc của các dân phu bờ Tây cũng là đào hào, xây công sự nhưng thất nhiên chỉ có thể làm bằng tre nứa và đắp đất mà thôi. 

Vạn Ninh có hai khu công nghiệp khổng lồ hỗ trợ hậu phương. Chính vì thế Diêu thiếu không vội chơi bài nướng quân. Hắn từ từ đánh chắc, tiến chắc giảm thiệt hại cho Vạn Ninh. Còn quân Pháp lấy đâu ra được tiếp tế như Vạn Ninh. Tính đi tính lại quân Pháp sẽ là phe chịu yếu thế. 

Trong khi Diêu thiếu đang “ nhởn nhơ” với kế hoạch đánh chắc tiến chắc của mình thì vô hình chung hành động này của hắn lại phù hợp với yêu cầu của người Pháp. 

Trong lúc này tại Huế Chuẩn tướng mật vụ Đại Nam Nguyễn Văn Duy đã điều tra thành công và phá giải tổ chức bàn tay đen đứng sau những hành động đảo chính, phá hoại triều đình Huế cũng như khống chế một phần không nhỏ các quan Viên nhà Nguyễn. Trong một đêm không ngờ những tội phạm trong cuộc đảo chính vào tháng 2 năm 1862 đồng loạt khai nhận sau một thời gian gan lý cầm cự tra tấn. 

Nguyễn Hùng, Lê Binh, Lê Sĩ, Phan Tĩnh, Đào Trí Phú đều “không chịu nổi” cực hình mà “khai” ra tổ chức của mình. Trong một đêm kinh đô rực lửa, tiếng la hét bắt bớ tiếng súng nổ dòn dã, tiếng đao kiếm leng keng vang lên không ngừng. Tất nhiên hiện tượng này cũng diễn ra đồng thời ở khá nhiều quận, huyện, tỉnh thành. Hơn 2 ngàn người bị bắt hoặc bị giết, một tổ chức “khổng lồ” bẩn thỉu bị lôi ra ánh sáng. Không ngờ đây là một tổ chức có bắt nguồn từ triều Tây Sơn với một số lượng lớn các gia tộc, tướng lãnh cũ của nhà Tây Sơn núp bóng dưới danh nghĩa thương nhan buôn bán, các đội tiêu cục áp tiêu, các bang phái giang hồ hoạt động. Đứng đầu trong số này không ngờ là dư nghiệt Bùi gia của nhà danh tướng Bùi Thị Xuân thời Tây Sơn. 

Trong một căn mật thất đầy bí mật của tổ chức này không ngờ tìm thấy được hai quyển gia phả. Nguyễn Văn Duy lậy ra đọc một lượt thì run rẩy như ma ám mà niêm phong chúng lại. Không để một người thứ hai được biết sau đó đem dâng lên cho Tự Đức. 

Hai quyển gia phả cũ kĩ và cổ lão này không ngờ là gia phả họ Bùi và họ Trần. Quang Trọng là quyển Gia Phả họ Trần không ngờ lại có một dòng rất bắt mắt.

“ Trần Quang Diệu phối ngẫu Bùi Thị Xuân, trưởng tử Trần Quang Khiển ( tử trận), thứ tử Trần Quang Khai ( bị xử tử), Trần Quang Vinh, nữ tử Trần Bích Xuân…… Trâ Quang Vinh ngẫu phối Bùi Thị Thảo… con cái Trần Quang Kỳ, Trần Quang…… đến đời thứ tư không ngờ lại là Trần Quang Phái là cha đẻ của Trần Quang Cán. Trần Quang Cán ngẫu phối Bùi Thị Xuyến, con cái Trần Quang Diêu…”

Lúc này thì tất cả đã rõ ràng, không ngờ Quang Cán, Quang Diêu là con cháu nhà siêu tướng thời Tây Sơn Trần Quang Diệu, thêm vào đó mẫu thân của Quang Diêu lại là nhà họ Bùi, cũng là danh tướng đô đố Bùi Thị Xuân nhà Tây Sơn. Muốn xác thực điều này không có gì rõ hơn đó chính là mở cuốn gia phả nhà họ Bùi, đúng là bà Bùi Thị Xuyến có xuất thân Bùi gia Tây Sơn. 

Đến lúc này thì chữ Diêu và chữ Diệu có thể lý giải rồi. Tự Đức tái mặt ho một tràng dài máu thấm cả khăn lau miệng mà lịm đi. Trước khi ngã xuống ông ta còn kịp ra lệnh cho Nguyễn Văn Duy:

“ Tra tiếp cho trẫm.. phải tra kĩ…”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp