Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 144: Phật Lang Cơ (1)


1 năm

trướctiếp

Năm mới lúc nào cũng dịp vui vẻ. Phó Vân Anh xin Chu Hòa Sưởng cho nghỉ mười ngày, nhưng mà vừa mới được rảnh rỗi được một ngày đã bị triệu kiến vào cung Càn Thanh.

Có tin tức từ bên Quảng Đông truyền về, Viên Lãng Bác còn sống, tri phủ lấy tội tham ô giam hắn vào ngục, Cẩm Y Vệ đã nghĩ cách trà trộn vào trong đó gặp hắn một lần.

Bên phủ Triệu Khánh hiện giờ đã bị tổng đốc Quảng Đông khống chế chặt chẽ, quan viên lớn nhỏ hoặc coi đây là việc không liên quan đến mình, lờ đi như không có, hoặc là cấu kết luôn với tổng đốc Quảng Đông thông đồng làm bậy. Viên Lãng Bác nói với Cẩm Y Vệ, tổng
đốc đã nhận hối lộ của người Phật Lang Cơ, tự ý cho phép người Phật Lang Cơ ở lại sinh sống, truyền giáo, cũng không quan tâm tới lời khuyên của phụ tá, lén kí kết hiệp nghị thông thương với người Phật Lang Cơ, đứng giữa kiếm lời đút vào túi riêng.

Chu Hòa Suởng đọc xong bức thư mật của Cẩm Y Vệ, hỏi Phó Vân Anh, "Sao Trẫm lại chưa bao giờ nghe nói về cái nước Phật Lang Cơ này? Họ có quan hệ gì với Mãn Lạt Gia? Phật Lang Cơ có phải là nước láng giềng với Mãn Lạt Gia không?"

Phó Vân Anh bảo thái giám đem bản đồ mới vẽ năm nay tới, vừa chỉ vừa chậm rãi giải thích cho Chu Hòa Sưởng.

Mãn Lạt Gia là một nước nhỏ trên biển ở Tây Dương. Tuy diện tích đất nước rất nhỏ nhưng vị trí địa lý lại vô cùng trọng yếu. Chiếm cứ được eo biển Mãn Lạt Gia,
chẳng khác vào siết chặt yết hầu của con đường buôn bán mậu dịch trên biển. Nước Mãn Lạt Gia này ban đầu vốn lệ thuộc vào nước Xiêm La, sau đó sai sứ giả tới dâng sớ, nguyện trở thành một quận phụ thuộc của quốc triều, từ đó trở thành một trong những nước phụ thuộc của quốc triều.

Đội tàu đi xuống Tây Dương đã từng dừng ở nước Mãn Lạt Gia lại mấy lần. Nước Mãn Lạt Gia ngưỡng mộ sự phồn vinh của quốc triều, đã nhiều lần sai sứ giả sang dâng triều cống.

Mấy con thần thú kì lân trong Tây Uyển của Tử Cấm Thành kia chính là do đích thân vua nước Mãn Lạt Gia dẫn tùy tùng đưa tới triều cống. Sau này tàu của người Phật Lang Cơ đổ bộ vào Mãn Lạt Gia, xâm lấn với quy mô lớn, bọn họ có tàu tốt pháo hay, có được loại đạn pháo tiên tiến nhất, dễ dàng đuổi được vua nước Mãn Lạt Gia đi, chiếm cứ eo biển Mãn Lạt Gia.

Người Phật Lang Cơ cho rằng Trung Nguyên nơi nào cũng đầy vàng, thèm khát của cải của Trung Nguyên, từng có ý đồ giả mạo sứ thần triều cống của Mãn Lạt Gia, định lừa gạt quan viên địa phương phủ Quảng Châu để lấy được công văn chứng nhận.

Từ sau khi lệnh cấm biển được thi hành, toàn bộ các đội tàu nước ngoài tới buôn bản cần phải dâng triều cống vào thời gian, địa điểm do triều đình quy định.

Cái được gọi là triều cống thực ra chính là cống phẩm, sản vật địa phương mà các nước phụ thuộc dâng lên. Triều đình nhận cống phẩm, sau đó "ban" cho họ những thứ họ yêu cầu, tỷ như vàng bạc tơ lụa vân vân.

Đông Nam có Triều Tiên, Nhật Bản, Lưu Cầu, An Nam, Xiêm La, tổng cộng mười tám quốc gia. Tây Nam có Tô Lộc Quốc, Mãn Lạt Gia, Tích Lan, tổng cộng bốn mươi bốn quốc gia. Phía bắc, đông bắc có Tây Nhung và năm mươi tám quốc gia, mười bộ lạc. Tất cả đều là các nước phải triều cống.

Thời hạn dâng triều cống của các quốc gia này có dài có ngắn, có nhiều nước là ba năm, năm năm một lần cống, có nhiều nước mười năm mới triều cống một lần.

Những chiếc tàu chở đồ cống phẩm từ nơi xa đến đó cần phải có công văn chứng nhận của triều đình mới có thể bến ở địa điểm được chỉ định để đưa triều cống lên bờ.

Người Phật Lang Cơ định giả mạo người Mãn Lạt Gia để lừa lấy công văn chứng nhận của triều đình. Nhưng người Phật Lang Cơ tóc vàng mắt xanh, mũi khoằm mắt sâu, quá khác biệt so với người Mãn Lạt Gia. Quan viên
địa phương ở Quảng Châu dễ dàng phát hiện ra quỷ kế của bọn họ, không chịu đồng ý.

Người Phật Lang Cơ đành phải thừa nhận họ đến từ Phật Lang Cơ.

Đám quan viên chưa bao giờ nghe tới cái tên Phật Lang Cơ, cứ tưởng rằng Phật Lang Cơ cũng giống những nước nhỏ ở Tây Dương khác, chẳng qua chỉ là một vùng đất nhỏ giữa đại dương mênh mông vẫn còn chưa được khai hóa mà thôi, vậy nên cũng đối xử với bọn họ như những sứ giả đến từ những nước phụ thuộc khác, đón tiếp long trọng, dạy cho họ lễ nghi cung đình, chờ triều đình triệu kiến.

Người Phật Lang Cơ hối lộ quan viên, có được cơ hội vào kinh yết kiến.

Cùng lúc đó, một bộ phận người Mãn Lạt Gia trải qua trăm cay ngàn đắng cuối cùng cùng tới được Trung Nguyên, xin quốc triều giúp bọn họ đuổi đánh người Phật Lang Cơ, đoạt lại lãnh thổ. Lúc ấy lại đúng vào khoảng thời gian ngay trước khi tiên đế lên ngôn, triều đình đang ở trong thế loạn trong giặc ngoài, vừa phải chiến đấu với các bộ tộc phía bắc, lực bất tòng tâm, lại vừa phải đối mặt với sự lên ngôi không danh chính ngôn thuận của tiên đế, làm gì còn hơi sức đâu mà quan tâm tới sứ thần
Mãn Lạt Gia. Ngoài ra, từ tiên đế đến đại thần đều chưa bao giờ nghĩ tới chuyện buôn bán trên biển. Hơn nữa, bắt đầu từ thời Tống, Lý học phát triển, nhấn mạnh tư tưởng "Di hạ chi phòng", tự trói buộc chính mình theo lề thói cũ, về đối ngoại vẫn luôn áp dụng chính sách phòng ngự
tiêu cực. Sau đó, người Phật Lang Cơ lại dâng lên những thứ đồ chơi mới lạ, được tiên đế yêu thích. Nước Xiêm La có khả năng xuất binh giải cứu Mãn Lạt Gia nhưng lại luôn canh cánh trong lòng chuyện quốc triều nâng đỡ Mãn Lạt Gia. Cuối cùng, không có ai giơ tay ra giúp đỡ, Mãn Lạt Gia mất nước.

Phó Vân Anh từ từ kể ra quá trình người Phật Lang Cơ xâm chiếm nước Mãn Lạt Gia, chỉ vào vị trí của Mãn Lạt Gia trên bản đồ, nói với Chu Hòa Sưởng: "Hoàng thượng, bên ngoài Tây Dương, có một vùng đất rộng lớn mà chúng ta chưa biết đến. Đông bắc có Triều Tiên, Vệ Nô; chính đông chếch lên phía bắc một chút là Nhật Bản; chính nam chếch sang phía đông một chút là nước Lưu Cầu; Tây Nam có An Nam, Chân Tịch, Chiêm Thành, Xiêm La, nước Tô Môn Đáp Lạt, xa hơn ra biển có nước Trảo Oa, nước Bạch Họa, nước Tam Phất Tề, nước Bột Ni... Nhưng nước Phật Lang Cơ không thuộc về bất cứ nơi nào trong số đó, đất nước của bọn họ có thể còn ở một nơi xa xôi hơn."

Chu Hòa Sưởng hỏi: "Nói như vậy, nước Phật Lang Cơ không phải là một quốc gia phải triều cống phải không?"

Phó Vân Anh lắc đầu nói: "Người Phật Lang Cơ ở mãi không chịu đi, có ý định dòm ngó triều ta, quân phòng thủ ở Quảng Châu từng đuổi bọn chúng đi, bọn chúng không những ăn vạ không đi mà còn nã pháo vào quân phòng thủ, mưu toan chiếm đoạt những đảo nhỏ ở vùng duyên hải để làm nơi đóng quân, bị quân phòng thủ đánh đuổi. Sau này, bọn chúng cứ ở ì ở đó không chịu đi, lẻn vào dùng duyên hải, đánh cướp thôn trang, sống lênh đênh, không khác gì giặc Oa."

Chu Hòa Sưởng nhíu mày.

Nói thư thế, tổng đốc Quảng Đông tự ý cho phép người Phật Lang Cơ vào đất liền cư trú thật sự quá đáng giận! Cái đám người Phật Lang Cơ đó rốt cuộc đã cho lão thứ gì mà lão dám công nhiên qua lại với giặc như thế? Thảo nào bị nghi ngờ là thông đồng với giặc Oa!

Trong Đông Noãn Các, ngoại trừ vua tôi hai người đang nói chuyện, xung quanh im phăng phắc.

Lư hương mạ vàng tỏa ra những sợi khói mỏng lượn lờ, cả phòng lấp lánh ánh vàng, đám nội quan đứng hầu ở
một góc, đến một tiếng ho khan cũng không nghe thấy.

Các vị Nội Các đại nhân như Vương các lão, Uông Mân, Diêu Văn Đạt, Phạm Duy Bình, Thôi Nam Hiên đều ở đó, ngoài ra còn có mấy quan viên Lễ Bộ. Mọi người không nói một lời, ánh mắt đều dừng lại trên người Phó Vân Anh, thấy nàng đứng bên cạnh Chu Hòa Sưởng, chỉ vào bản đồ, không hề lúng túng, dùng giọng nói trong trẻo bình tĩnh, giảng giải cho Chu Hòa Sưởng nghe về điểm khác nhau giữa nước Phật Lang Cơ và nước Mãn Lạt Gia.

Mấy vị đại thần nhìn nhau đầy vẻ kinh ngạc.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp