Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 144-2: Phật Lang Cơ (2)


1 năm

trướctiếp

Thực ra họ cũng không có nhiều hiểu biết về các nước phụ thuộc ở Tây Dương. Tuy rằng bọn họ đọc đủ thứ thi thư nhưng các sĩ tử được hun đúc bằng Trình Chu Lý học có xu hướng bảo thủ, trọng nông khinh thương (coi nông nghiệp quan trọng hơn thương nghiệp), trọng lục khinh hải (coi đất liền quan trọng hơn biển đảo), cho rằng "muốn kiểm soát man di thì đầu tiên phải đề phòng", không có hứng thú gì với những quốc gia trên biển, đương nhiên không thể không cần tra cứu sách vở gì mà đã có thể nói rõ về nguồn gốc và lịch sử của một nước phụ thuộc như Phó Vân Anh.

Hơn nữa từ khi bắt đầu bế quan tỏa cảng, số lần các nước phụ thuộc dạng triều cống ngày càng ít, triều đình lại càng không để ý tới các nước phụ thuộc này.

Mỗi người một việc, ai cũng có sở trường, chuyện các quốc gia triều cống luôn do quan viên Lễ Bộ quản lý, thằng nhóc Phó Vân này cũng chẳng phải người của Lễ Bộ, sao lại hiểu rõ về các nước phụ thuộc như thế chứ?

Mọi người vừa ngạc nhiên vừa nghi ngờ, trong chốc lát không một ai lên tiếng. Thực ra bọn họ cũng định nói mấy lời, nhưng vấn đề là không có sách vở gì trong tay, bọn họ có biết cái gì đâu!

Thấy các vị các lão không lên tiếng, Lễ Bộ thị lang không nhịn nổi, hắn bước ra khỏi hàng, tiến lên một bước, ôm quyền nói: "Đúng như lời Phó tự thừa nói, Phật
Lang Cơ tấn công Mãn Lạt Gia, đuổi vua Mãn Lạt Gia ra khỏi đất nước, cướp bóc thuyền buôn không khác gì giặc Oa. Nhưng mà có một điểm sợ là Phó tự thừa nói sai rồi. Cái nước Phật Lang Cơ này không xa xôi gì, nó hẳn phải ở gần Mãn Lạt Gia, ở gần eo biển, nếu không thì sao có thể xâm chiếm Mãn Lạt Gia được chứ?"

Tất cả quan viên Lễ Bộ đều cho rằng Phật Lang Cơ nhất định là láng giềng của Mãn Lạt Gia, đương nhiên sẽ không ủng hộ ý kiến của Phó Vân Anh rằng người Phật Lang Cơ đến từ một quốc gia xa xôi nào đó.

Phó Vân Anh hơi nhìn xuống, phản bác Lễ Bộ thị lang. "Đại nhân đã bao giờ nhìn thấy người Phật Lang Cơ và súng ống của bọn chúng chưa? Bọn chúng chỉ dựa vào mười mấy chiếc tàu chiến đã đánh đuổi được vua nước Mãn Lạt Gia, hơn nữa còn chiếm cứ Mãn Lạt Gia tới tận nay. Theo lời sứ thần Mãn Lạt Gia tới cầu cứu nói, tàu của người Phật Lang Cơ không gì công phá nổi, có thể đi trên biển nhiều ngày, hơn nữa còn có đại bác, súng ống. Nếu như cạnh nước Mãn Lạt Gia mà có một quốc gia như thế, tại sao năm đó đoàn sứ thần đi xuống Tây Dương lại chưa gặp bọn chúng bao giờ, cũng chưa từng nghe tới cái tên Phật Lang Cơ này? Sao đến cả nước Xiêm La cũng chưa từng nghe nói về nước Phật Lang Cơ?"

Mọi người nhíu mày suy tư.

Nước Mãn Lạt Gia trước kia thực ra cũng lệ thuộc vào nước Xiêm La cơ mà.

Đối với các nước nhỏ xung quanh mình, quốc triều vẫn sử dụng chính sách ngăn chặn nước mạnh, nâng đỡ nước yếu để tránh cho các nước phát triển quá lớn mạnh. Lúc xử lý mâu thuẫn giữa Chiêm Thành và An Nam, Xiêm La và Mãn Lạt Gia, Trảo Oa và Bột Ni, Bách Di và Miến Điện, vân vân, quốc triều thường có khuynh hướng ủng hộ cho bên yếu hơn. Xiêm La ở gần eo biển Mãn Lạt Gia hơn, thèm muốn vị trí quan trọng đối với giao thông trên biển này đã lâu, nếu bên cạnh nước Mãn Lạt Gia mà thực sự có nước Phật Lang Cơ, đoàn sứ thần của quốc triều có thể không biết chứ Xiêm La không thể không biết.

Lễ Bộ thị lang vẫn cứ cho rằng nước Phật Lang Cơ chỉ là một nước nhỏ giống Mãn Lạt Gia, "Nếu không vì sao Phật Lang Cơ lại phải xâm chiếm Mãn Lạt Gia cơ chứ?"

Đối với những sĩ tử sinh ra và lớn lên ở Trung Nguyên mà nói, Trung Nguyên màu mỡ chính là trời, là trung tâm của đất nước, vùng biên cương toàn là đất cằn sỏi đá, Hoa Hạ là chính thống, những nước nhỏ khác đều là "man di". Ấm chỗ thì ngại di chuyển, chấp niệm với hai chữ "đất liền" này đã thâm căn cố đế.

Lễ Bộ thị lang rất mực tin tưởng, đất liền là căn bản nhất, quan trọng nhất. Nước Phật Lang Cơ đánh đuổi vua nước
Mãn Lạt Gia đi chẳng phải để xâm lấn vùng đất liền của Mãn Lạt Gia sao? Vì sao lại muốn đất, nhất định là bởi
Phật Lang Cơ ở ngay gần Mãn Lạt Gia chứ còn gì nữa! Nếu như là cách xa vạn dặm, ở giữa còn là đại dương mênh mông, lấy đất thì có tác dụng gì cơ chứ?

Phó Vân Anh không muốn tiếp tục tranh cãi với Lễ Bộ thị lang, liền nói: "Người Phật Lang Cơ dòm ngó Trung Nguyên, có ý định xấu xa, bị đuổi mấy lần nhưng bọn chúng không những không biết hối cải mà còn làm loạn trên biển, tàn sát dân thường vô tội. Thay vì thả hổ về
rừng, chi bằng ra lệnh cho quân phòng thủ ở Quảng Châu bắt bọn chúng lại, thẩm vấn, điều tra xem rốt cuộc chúng từ phương nào tới."

Nói tới đây, nàng dừng lại một chút, nhìn về phía Công Bộ thượng thư, "Hoàng thượng, người Phật Lang Cơ có tàu chiến kiên cố và súng tốt, các loại thuyền và súng này có lẽ có thể có lợi cho chúng ta."

Mắt Công Bộ thượng thư và Binh Bộ thị lang lập tức sáng bừng, bước ra khỏi hàng phụ họa, "Người Phật Lang Cơ lòng lang dạ sói, chiếm cứ vùng duyên hải, ở lì ra đó không chịu đi, hẳn là nên bắt lại, không thể để bọn chúng buôn bán trao đổi hàng hóa lén lút như vậy!"

Vương các lão, Diêu Văn Đạt và Uông Mân vẫn còn chưa hiểu rõ quan hệ giữa Phật Lang Cơ, Mãn Lạt Gia và Xiêm La nên tạm thời không nói chuyện Phật Lang Cơ, chỉ khiển trách tổng đốc Quảng Đông vì cái lợi riêng mà mở cửa cho người Phật Lang Cơ.

Cuối cùng, Chu Hòa Sưởng quyết định phái phó ngự sử của Đô Sát Viện đi Quảng Đông điều tra cho rõ chuyện này rồi nói tiếp.

Mọi người đi ra khỏi Đông Các, Vương các lão gọi Phó Vân Anh lại.

Thủ phụ đại nhân nhìn nàng, vuốt râu trầm tư một lát, trầm giọng nói: "Phó Vân, cậu có biết... những lời nói vừa nãy của cậu rất có thể đã khơi mào hứng thú của Hoàng thượng đối với các quốc gia ở Tây Dương. Nếu Hoàng thượng nổi hứng muốn phái thuyền xuống Tây Dương lần nữa thì phải làm thế nào đây?"

Năm đó việc đi xuống Tây Dương đã tốn rất nhiều tiền, hiện giờ triều đình không lấy đâu ra nhiều tiền như vậy. Hơn nữa, nay đã không bằng xưa. Ngày ấy khi đội tàu xuống Tây Dương, quốc triều binh hùng tướng mạnh, uy phong chấn áp bốn bể, nhưng không lâu sau đó, triều đình đã dần mất đi toàn bộ quân tinh nhuệ trong quân đội, từ đó đang hưng thịnh trở thành suy yếu, từ thế công chuyển thành thế thủ, không chỉ có thực lực quân sự không bằng trước kia, mà bên trong triều đình cũng có nhiều mâu thuẫn [1].

[1] Ý chỉ việc Trịnh Hòa đưa đội tàu xuống Tây Dương thời Minh Thành Tổ, Minh Nhân Tông. Triệu Hòa đi tổng cộng 7 chuyến đi, kết thúc vào năm 1433 thì năm 1449, thiết kỵ ᴍôпɡ Cổ phục kích cuộc hành quân của Minh Anh Tông, bắt sống Hoàng đế. Sau này, nhà Minh từ bỏ việc đưa thuyền ra ngoài thám hiểm.

Lưu dân bạo loạn, tai họa khắp nơi... Giờ loạn trong giặc ngoài, triều đình thật sự không thừa sức lực để đi tới Tây Dương lần nữa.

Trong cảm nhận của mấy người Vương các lão, đi xuống Tây Dương không chỉ tốn tiền tốn của mà còn có thể khiến cho toàn bộ triều đình suy sụp, không gượng dậy nổi nữa.

Cho nên, nước Phật Lang Cơ, Mãn Lạt Gia, nước Xiêm La cái gì chứ... Cứ để mặc bọn họ muốn đánh thế nào thì đánh, chỉ cần không đánh tới Trung Nguyên, triều đình sẽ không quan tâm, cũng không nên quan tâm.

Ánh mắt của Vương các lão mang theo ý khiển trách một cách rõ ràng, ông ta cho rằng Phó Vân Anh cố ý khơi mào sự hiếu thắng trong lòng Chu Hòa Sưởng sẽ mang lại cho cả triều đình và dân chúng tai họa lớn mà không ai dự đoán trước được.

Phó Vân Anh mặt không đổi sắc, nhìn bức tường cùng màu son đứng sừng sững trong tuyết, "Lão tiên sinh, hạ quan cũng không có ý cổ vũ Hoàng thượng. Tàu của chúng ta không kiên cố được như tàu của Phật Lang Cơ, uy lực của súng ống không mạnh mẽ bằng súng của bọn chúng... Bọn chúng hiểu rõ về chúng ta, chúng ta thì đến chuyện người Phật Lang Cơ tới từ chỗ nào cũng phải tranh cãi hồi lâu. Nhưng bọn chúng chiếm cứ các đảo trên biển, dòm ngó đất liền đã lâu. Giặc ở cạnh giường, sao có thể ngủ say! Nếu như bọn chúng không có ý tốt thì chúng ta cũng nên chuẩn bị sớm, ít nhất phải biết rõ lai lịch, quốc gia, cấu tạo ᴠũ khí của bọn chúng."

Nàng không sử dụng loại ngôn ngữ khiến người ta rung động tới tận tâm can, chỉ bình tĩnh nói lên suy nghĩ của chính mình.

Vương các lão hơi nhíu mày, vẫn cứ không tán đồng với cách làm của nàng.

Ông ta lo lắng sốt ruột, hiện giờ nhìn thì có vẻ thiên hạ thái bình, nhưng thực ra khắp nơi đều có nguy cơ, loạn trong giặc ngoài. Vệ Sở các nơi chỉ được cái mã bề ngoài; Vệ Nô ở Đông Bắc như hổ rình mồi, triều đình không lấy đâu ra quân lương; trong nhà dân chúng không có đủ lương thực tích trữ. Nếu như lúc này lại có thiên tai, sợ rằng dân chúng sẽ đứng lên khởi nghĩa, triều đình thực sự không chịu nổi biến động nữa đâu!

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp