Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 150-4: (một) (4)


1 năm

trướctiếp

Nàng vừa dứt lời, thân binh xung quanh đã từ từ tiến sát lại, rút loan đao bên hông ra.

Tiếng rút đao khiến cho đám người nước ngoài càng thêm sợ hãi, hai chân run lẩy bẩy.

Bạch Trường Nhạc nhăn nhó cân nhắc hồi lâu, dùng tiếng Phật Lang Cơ bàn bạc một lúc với những người đi cùng, khẽ cắn môi, nói: "Trong những giáo đồ của chúng tôi có mấy người từng buôn bán trên biển, chúng tôi biết nhược điểm của bọn họ nằm ở đâu. Đại nhân, chúng tôi
tình nguyện trợ giúp quan binh tróc nã cướp biển!"

Trong mắt Bạch Trường Nhạc, thương nhân là một lũ tham lam xảo trá. Chính bởi bọn chúng nên kinh tế trong nước mới suy sụp, rất nhiều người dân đã chết đói. Nếu như thương nhân không màng đến chuyện sống chết của dân chúng, hơn nữa còn lạm sát người vô tội thì ông ta cũng không cần quan tâm tới tình nghĩa đồng hương gì nữa. Vì đức tin của mình, ông ta nguyện nhượng bộ một
cách vừa phải, dù sao cũng chỉ nói cho người Trung Nguyên một ít tri thức dễ hiểu mà thôi, Thượng đế sẽ cho phép ông ta làm thế.

Trước đây cũng từng có vài người truyền giáo có ý định truyền giáo ở Trung Nguyên nhưng đều đã kết thúc thất bại. Bạch Trường Nhạc là người nước ngoài đầu tiên thuyết phục được thân sĩ thay đổi đức tin. Thông qua việc qua lại với những thân sĩ ở phương nam, ông ta hiểu rõ rằng nếu cứ đi từ dưới lên trên sẽ rất khó để thay đổi đức tin của người Trung Nguyên, cần phải sử dụng con đường khác có điểm xuất phát cao hơn. Đầu tiên là phải lung lạc quý tộc, thân sĩ, quan lớn người Trung Nguyên thì mới có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của Giáo hội.

Phó đại nhân là đại thần được Thiên tử tin tưởng nhất, nếu có thể lấy được thiện cảm của "y", tiện đà tiếp cận được vị Hoàng đế phương Đông trẻ tuổi mà khoan dung kia, như vậy thì việc biến vùng đất rộng lớn ở phương Đông mà chưa nhà truyền giáo nào chinh phục được này trở thành một giáo khu mới cũng có thể thực hiện được rồi!

Bạch Trường Nhạc càng nghĩ càng cảm thấy quyết định của mình thật đúng đắn, ông ta tin tưởng vào trực giác của chính mình. Đúng là bởi vì cảm nhận được sự chỉ dẫn của Thượng đế nên ông ta mới đi sang phương Đông truyền giáo, hiện giờ, ông ta rốt cuộc đã tìm được quý nhân của mình rồi!

"Đại nhân, xin hãy tin tưởng vào quyết tâm của chúng tôi, chúng tôi sẽ đem hết thảy lòng trung thành để trợ giúp cho ngài. Những kẻ hung hãn tùy tiện giết hại người dân vô tội đó tuyệt đối không phải bạn bè của chúng tôi đâu!"

Phó Vân Anh gật đầu.

Đây mới chỉ là bước đầu tiên và thôi. Người Đại và Tiểu Phật Lang Cơ dựa vào kỹ thuật đóng tàu tiên tiến, tri thức
hàng hải và vũ khí đạn dược của bọn họ để hoành hành trên biển. Đầu tiên phải đoạt lại đảo Song Ngư, sau đó tàu thuyền, vũ khí, tri thức và cả những tài sản đã bị bọn họ cướp đi đều sẽ rơi vào tay triều đình.

...

Lễ Bộ chủ sự và người của Hồng Lư Tự tiếp đãi mấy người truyền giáo.

Người của Công Bộ cũng tới. Nghe Phó Vân Anh nói những người truyền giáo này còn biết về binh khí, bọn họ muốn nghe xem vũ khí của Phật Lang Cơ rất cuộc tiên tiến đến mức độ nào.

Mấy người nước ngoài từng đi qua rất nhiều nơi, tri thức vô cùng uyên bác, hơn nữa còn giỏi ăn nói. Sau khi biết Phó Vân Anh sẽ không làm hại bọn họ, họ lập tức vui vẻ ra mặt, thao thao bất tuyệt, nói với các vị quan viên về rất nhiều phương diện kiến thức mà người Trung Nguyên chưa từng biết như thiên văn, toán học, y học, âm nhạc, hội họa.

Uông Mân là người phương tam, trong gia tộc có người quen biết với giáo đồ của Bạch Trường Nhạc, người trong tộc viết thư nhờ ông ta nghĩ cách cứu Bạch Trường Nhạc. Ông ta chắp tay sau lưng đi bộ tới, nghe thấy những người truyền giáo đang giảng giải cho mấy chủ sự ở Công Bộ nghe về chuyện "đồng hồ" chỉ thời gian như thế nào.

Ngay từ đầu, Uông Man không coi mấy người truyền giáo này ra gì, nhưng đứng bên cạnh nghe nửa canh giờ, thần sắc ông ta dần trở nên nghiêm túc.

Ông ta tìm tới Phó Vân Anh, nói: "Núi cao còn có núi cao hơn, đúng là người xưa không lừa ta."

Trầm mặc một lát, ông ta hỏi: "Có phải cậu đã biết trước rồi không?"

Phó Vân Anh lắc đầu, "Hạ quan không biết người Phật Lang Cơ rốt cuộc có bao nhiêu tri thức, chỉ có điều hạ quan có thể chắc chắn chúng ta không thể để lạc hậu."

Người Trung Nguyên luôn tự cao tự đại, tự coi mình là "thượng quốc", Trình Chu Lý học bó buộc tư duy của đại bộ phận mọi người, khiến họ xem thường tất thảy những người bên ngoài. Lúc nàng và Phó Vân Chương đi Dương Câu, vừa soạn sách lại vừa sưu tầm sách, trong đó
có mấy quyển sĩ tử Giang Nam dịch từ sách nước ngoài. Tri thức về toán học trong đó rất dễ hiểu, hơn nữa phạm vi được đề cập rất rộng, khiến nàng nhớ tới quãng thời gian học cửu chương số học ngày trước.

Từ nhỏ, Uông Mân đã có tiếng là thần đồng, đọc rất nhiều sách, tự cho mình là người học rộng hiểu nhiều, nhưng những thứ mà những người truyền giáo kia nói tới, ông ta vẫn chưa nghe thấy bao giờ.

Ông ta đứng chắp tay sau lưng dưới hành lang, thở dài một hơi, "Học đi thuyền ngược dòng nước, không tiến ắt
lùi. Những người thông minh như chúng ta, thậm chí thông minh hơn chúng ta còn nhiều hơn rất nhiều so với
chúng ta tưởng tượng."

Uông Mân vừa đi, thân binh lại tới bẩm báo rằng Bạch Trường Nhạc có trong tay một bộ bản đồ đầy đủ, muốn hiến tặng cho Hoàng đế, cảm tạ sự khoan hồng độ lượng của Hoàng đế.

Phó Vân Anh bảo Bạch Trường Nhạc lấy bản đồ ra.

Bạch Trường Nhạc tỏ vẻ ngượng ngùng, nói đồ đạc của ông ta đều đã bị quan binh thu giữ.

Phó Vân Anh phái người tới Đô Sát Viện tìm thuộc hạ của phó đô ngự sử. Mấy người họ lục lọi trong đống rương hòm hỗn loạn cả buổi. Tới khi tìm được bản đồ, bản đồ đã rách nát hơn một nửa.

Bạch Trường Nhạc vội nói: "Tôi có tư liệu chi tiết hơn, có thể dựa theo tài liệu để vẽ lại bản đồ."

Phó Vân Anh cầm tấm bản đồ rách bươm lên nhìn kỹ rồi nói: "Không thể dựa vào tấm bản đồ này mà vẽ lại được, ngươi đưa tư liệu ra đây, giao cho người Lễ Bộ vẽ lại."

Bạch Trường Nhạc hơi chần chừ.

Phó Vân Anh gõ gõ vào bản đồ, "Trên bản vẽ này, triều ta nằm ở châu Á rơi vào một góc..."

Bản đồ của người Phật Lang Cơ vẽ ra một thế giới bị đại dương vây quanh, bọn họ còn còn rằng thế giới là hình cầu, có năm đại lục, lần lượt là Âu La Ba, Lợi Vị Á, Bắc và Nam Á Mặc Lợi Gia và một mảnh đại lục ở phương nam [3].

[3] Tên châu lục mình để đúng bản gốc, lần lượt hiểu là châu Âu, châu Á, Bắc và Nam Mỹ và có lẽ là Australia (theo miêu tả thì mình đoán thế). Đây là tên để trong những tài liệu đầu tiên của người châu Âu ở TQ, được phiên âm từ tiếng Bồ Đào Nha (Tiểu Phật Lang Cơ chính là Bồ Đào Nha). Tại sao lại là Australia mà không phải châu Phi thì mình không biết đâu nhé, truyện viết thế.

Tấm bản đồ này không phải cực kỳ chuẩn xác nhưng dù sao ít nhất vẫn hoàn chỉnh hơn những tấm bản đồ hiện nay được cất giữ trong cung. Trên bản đồ cũng có nhiều vùng đất mà năm đó đoàn thuyền xuống Tây Dương đã từng đi qua. Trong cung có bản đồ mà các quan viên năm đó đã vẽ lại, có thể so sánh, bổ sung với bản đồ này của Bạch Trường Nhạc để hoàn thiện thêm.

Chỉ tiếc trong tấm bản đồ này Trung Nguyên không nằm ở trung tâm. Nếu dâng tấm bản đồ này lên, những đại thần trong triều kia nhất định sẽ mắng chửi Bạch Trường Nhạc té tát, sau đó sẽ nhất định không chịu thừa nhận tấm bản đồ.

Bạch Trường Nhạc nhanh chóng hiểu được ẩn ý của Phó Vân Anh, vội nói: "Thế thì tôi sửa ngay đây! Trung Nguyên đương nhiên là quốc gia ở trung tâm rồi!"

Người truyền giáo này đúng là khôn khéo thật.

Phó Vân Anh đưa ngón tay trên bản đồ, lơ đãng hỏi: "Năm nào tàu buôn của Phật Lang Cơ cũng vận chuyển rất nhiều bạc tới cảng Lữ Tống, bạc này đến từ Âu Ba La sao?"

Phật Lang Cơ là đất nước nằm trên đại lục Âu Ba La ở phương tây.

Bạch Trường Nhạc cười hề hề, lắc đầu, "Thật sự không dám giấu giếm, Phật Lang Cơ có diện tích nhỏ hẹp, trữ lượng bạc không nhiều, bạc của bọn họ đều tìm được từ Bắc và Nam Á Mặc Lợi Gia."

Ngón tay ông ta đi qua đại dương tới một đại lục khác, đại lục kia cách Trung Nguyên rất xa, nếu đi tàu cũng phải mất ít nhất mấy tháng.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp