Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 156-3: (bảy) (3)


1 năm

trướctiếp

Nội quan nâng tay áo che mặt mình, khẽ nói: "Đại nhân, có một vị quý nhân có mấy câu nói, nhờ nô chuyển lời đến đại nhân."

Phó Vân Anh trầm mặc không đáp.

Nội quan cười hề hề, "Nghe nói đại nhân viết chữ rất đẹp, quý nhân muốn hỏi đại nhân một chút: Mấy chữ lễ nghĩa liêm sỉ viết thế nào?"

Phó Vân Anh từ từ nhướn mày.

Nội quan cười tươi, đôi mắt nhỏ híp lại, khuôn mặt tròn xoe nhưng giọng điệu lại độc địa, nhấn mạnh từng chữ một: "Đại nhân cũng định noi theo Hàn Vương Tôn khi xưa sao?"

Hàn Vương Tôn, tên húy là Yên, là con cháu của danh môn, bạn từ nhỏ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, rất giỏi về cưỡi ngựa bắn cung, hiểu biết về binh pháp, tài mạo song toàn, là sủng thần của Lưu Triệt. Sau này, ông ta đắc tội với Vương Thái hậu, bị Vương Thái hậu lấy cớ là dâm loạn cung đình đầu độc chết.

Nghe nói Hán Vũ Đế khi đó tuổi còn trẻ, đầu phi phát tán chạy tới chỗ Vương Thái hậu, định cầu xin cho Hàn Yên nhưng vẫn không cứu nổi.

Phó Vân Anh tỉnh bơ như không, nhìn thẳng vào nội quan, thong dong nói: "Ta cũng có mấy câu muốn nhờ ngươi chuyển lời cho vị quý nhân kia."

Nội quan ngẩn ra.

Phó Vân Anh cười lạnh lẽo, "Xin hỏi quý nhân, mấy câu nói này là người tự muốn hỏi hay là do người khác khuyến khích người hỏi?"

Nội quan khẽ nghiến răng.

Phó Vân Anh không thèm để ý tới hắn, phất tay áo bỏ đi.

Tề Nhân đứng ở đầu hành lang bên kia đợi nàng, thấy nàng đi tới bèn hỏi: "Khi nãy người kia nói gì với cậu thế? Ta thấy hắn không giống người tử tế."

Người ở Đại Lý Tự quả có mắt nhìn người.

Phó Vân Anh lắc đầu, "Không sao đâu."

...

Đằng sau cửa sổ ngắm hoa, Cát Tường quỳ rạp trên mặt đất, im thin thít, thở cũng không dám thở mạnh.

Hắn ngước mắt lên nhìn lén Chu Hòa Sưởng đang đứng trước cửa sổ.

Quân vương trẻ tuổi siết chặt một cành hoa sà vào sát cửa sổ trong bàn tay trái, mặt mũi sa sầm.

"Xoảng" một tiếng, chiếc hộp trong tay phải của Chu Hòa Sưởng bị ném xuống đất, chiếc hộp sơn đen vỡ thành hai mảnh.

Cát Tường sợ tới mức run rẩy.

Chu Hòa Sưởng cúi đầu, nhìn chiếc nghiên mực đã vỡ trong hộp, tay siết chặt. Đó là nghiên mực do địa phương tiến cống, hắn dùng rồi, cảm thấy khá tốt, trước đó quên đưa cho Vân ca nhi, khi nãy nhớ tới còn có mấy câu muốn dặn dò Vân ca nhi, đoán là đệ ấy vẫn chưa đi xa bèn tiện tay cầm nghiên mực tới đây. Không ngờ lại nghe thấy nội quan của Chung Cổ Tư chất vấn Vân ca nhi như vậy.

Giọng Chu Hòa Sưởng khàn khàn, "Hoạn quan vừa nãy là người cung nào?"

Cát Tường ậm ừ: "Gia, nô sẽ đi điều tra..."

Chu Hòa Sưởng lạnh lùng lườm hắn một cái.

Cái lườm này khiến cả người Cát Tường lạnh ngắt.

Gia đối xử tốt với người dưới. Nhưng một khi người dưới động vào điểm mấu chốt của ngài ấy, ngài ấy cũng sẽ không nương tay, tuy không tới mức giết người nhưng tuyệt đối sẽ không trọng dụng kẻ đó nữa. Trước đây, trường sử và mấy người khác đều đã bị đẩy về phủ Võ Xương dưỡng lão như thế.

Cát Tường cân nhắc rất nhanh, khẽ trả lời: "Gia, hình như là người bên cung Khôn Ninh..."

Sắc mặt Chu Hòa Sưởng còn tệ hơn. Hắn sải bước về hướng cung Khôn Ninh.

Nhớ tới Hoàng hậu còn đang mang thai, lòng Cát Tường nóng như lửa đốt.

Tới cung Khôn Ninh, nội quan, cung nhân đang bận rộn vẩy nước trong sân. Trời nóng, trong viện cứ nửa canh giờ lại phải vẩy nước một lần.

Tiệc ở hậu cung tan sớm hơn, Khổng Hoàng hậu đã về tẩm điện nghỉ ngơi từ lâu.

Đi vào nội điện mát mẻ, tâm trạng Chu Hòa Sưởng trở nên phức tạp.

Hoàng hậu có thai, lúc này lại đi cãi nhau với nàng ta thì không tốt cho sức khỏe.

Hắn day day ấn đường, cái cảm giác hưng phấn, mãn nguyện khi nãy trong bữa tiệc bỗng chốc đã biến thành hư không.

Cung nữ của cung Khôn Ninh thấy Chu Hòa Sưởng tới, vội vàng khom người hành lễ.

Hắn xua tay, xoay người ra ngoài.

Đám cung nữ nhìn nhau. Sao Hoàng thượng vừa đến lại đi rồi?

Trở lại cung Càn Thanh, Chu Hòa Sưởng nói với Cát Tường: "Tìm mấy cái nghiên mực tốt khác, tặng cho Vân ca nhi."

Cát Tường thưa vâng.

Phó chỉ huy sứ của Binh Mã Tư cầu kiến, vào trong điện, ôm quyền nói: "Hoàng thượng, vi thần tới thỉnh tội. Mấy ngày trước, trên đường về kinh, Phó đại nhân gặp phải bọn cướp đường chặn giết, đến nay vẫn chưa điều tra ra thủ phạm."

Chu Hòa Sưởng trượt tay làm đổ chén trà cạnh bàn, "Cái gì mà bọn cướp đường?"

Tiếng chén trà rơi xuống đất làm tất cả mọi người trong điện hoảng sợ. Chu Hòa Sưởng bật dậy.

Lúc này, bên ngoài bỗng truyền đến tiếng bước chân dồn dập.

Chỉ chốc lát sau, Kim Ngô Vệ bước vào trong điện, "Hoàng thượng, Cẩm Y Vệ thiên hộ có chuyện quan trọng bẩm báo."

Chu Hòa Sưởng kìm nén cơn giận, phẩy tay.

Cẩm Y Vệ thiên hộ vội vàng bước vào, giọng khàn khàn: "Hoàng Thượng, lưu dân ở Kinh Tương bạo loạn, chỉ trong hai ngày ngắn ngủn, số lượng loạn dân đã lên tới một trăm vạn!"

Chu Hòa Suởng sửng sốt, mặt biến sắc.

Vấn đề lưu dân luôn là mối họa lớn tiềm tàng đối với triều đình. Thành phần lưu dân rất phức tạp, ngoại trừ ăn mày, kẻ cướp, tội phạm, di dân của triều trước, đa phần là người dân bình thường nhưng vì sưu cao thuế nặng mà phải bỏ xứ trốn đi, cũng có rất nhiều người bị cường hào ác bá cướp ruộng đất, hoặc mất ruộng do thiên tai, không
thể không rời quê nhà.

Có thể nói, mỗi lần có hạn hán thì lại có vô số dân chúng lao lên núi vì mạng sống của mình.

Khu vực Kinh Tương ở vào vùng giáp ranh giữa Thiểm Tây, Tứ Xuyên và Hồ Quảng, phía bắc dựa vào gần Tây Lĩnh, phía nam là Ba Sơn. Đó đều là núi cao rừng rộng mênh mông vô bờ, thung lũng lắm sông ngòi. Lưu dân len lỏi trong đó chẳng khác nào cá vào biển rộng.

Lưu dân chiếm cứ vùng Kinh Tương đã lâu, quan phủ căn bản không biết số lượng chính xác của bọn họ là bao
nhiêu, đương nhiên càng không thể bắt giữ bọn họ.

Quan phủ từng phái binh đến giải tán lưu dân nhiều lần, lưu dân trốn vào trong núi sâu, nhất định không chịu đi.
Bọn họ tay không tấc sắt, số lượng lại đông đảo, quan phủ không nỡ xuống tay giết họ, chỉ có thể phái binh phòng thủ.

Cẩm Y Vệ cố tình nói tránh. Trước kia Chu Hòa Sưởng từng quan tâm tới chuyện lưu dân, nghe vậy đã hiểu ẩn ý
của hắn.

Cái gọi là bạo loạn thực chất chính là khởi nghĩa. Có người cầm đầu khởi nghĩa, và số người hưởng ứng đã lên tới một trăm vạn.

Trước đây các vị các lão từng nói phía nam tạm thời đã được yên ổn nhưng tình hình loạn dân ở phía bắc vẫn kéo
dài, không thể khinh thường.

Chu Hòa Sưởng lấy lại bình tĩnh, triệu kiến mấy vị các lão và quan viên Binh Bộ.

Các vị các lão có người còn đang trên đường, có người vừa về tới nhà đã bị gọi quay về cung Càn Thanh.

Không khí trong điện cũng không phải quá nặng nề. Dân chúng không có lương thực dự trữ ở nhà, mỗi lần gặp phải thiên tai, bọn họ không thu hoạch được lương thực năm đó, không thể lấp đầy cái bụng, còn phải chịu đựng sự bóc lột của quan phủ ở địa phương, nếu không chạy trốn thì chỉ có nằm chờ chết. Bởi vậy, mỗi lần có hạn hán trong diện tích lớn ở địa phương, rất dễ dẫn đến bạo loạn.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp