Ánh Dương Rực Cháy Chói Lọi

Chương 12: Một mặt trời nhỏ (12)


3 tháng

trướctiếp

Có lẽ do đã thấm mệt nên sau khi tắm xong, Phương Chước cảm thấy toàn thân mỏi nhừ, quên béng luôn dự định ban đầu của mình, vừa ngả lưng xuống giường đã ngủ mất.

Chăn nệm mềm mại mang theo mùi hương nắng ban mai, cô từ từ chìm vào giấc mơ ngọt ngào trong chăn nệm thoải mái dễ chịu.

Cô mơ thấy mình biến thành biển cả không gợn sóng.

Một ngày nọ, bỗng nhiên một chiếc thuyền lớn bất ngờ xuất hiện trên mặt biển, kèn lệnh được thổi vang, lá cờ bay phấp phới, ra sức thể hiện sự tồn tại của mình.

Chàng thủy thủ Nghiêm Liệt đứng ở đầu thuyền, ra sức vẫy tay với cô. Thuyền trưởng là Diệp Vân Trình đang cầm bánh lái, ra sức dạo chơi trên mặt biển rộng lớn mênh mông không thấy bờ.

Bầu trời xanh biếc như mới được gột rửa, sáng rực không xen lẫn bất cứ màu nào khác.

Diệp Vân Trình đội chiếc mũ che nắng, dựa vào thành thuyền, sau đó tung lưới xuống biển rồi hợp sức với Nghiêm Liệt để kéo cá lên.

“Bắt được hàng ngon rồi!” Nghiêm Liệt vui vẻ hô to: “Cháu vớt được mặt trời lên rồi này!”

Tấm lưới trồi lên, đồ vật bên trong hóa thành ánh sáng màu vàng tỏa ra khắp mặt nước, dập dờn theo sóng nước lăn tăn, nhanh chóng biến thành những đóa hoa lộng lẫy nở rộ.

Nghiêm Liệt giang hai tay ra rồi hô to: “Là vị hoa quế! Phương Chước, cậu mau lại đây đi!”

Tiếng gọi đó khiến Phương Chước bừng tỉnh, cô thầm đổ mồ hôi lạnh vì giấc mơ quái dị của mình.

… Cái quái quỷ gì vậy trời?

Lúc này ngoài trời đã sáng choang, cô ngồi trên giường lấy lại bình tĩnh, ánh nắng xuyên qua mái vòm nơi cửa sổ chiếu vào trong phòng, phủ lên đầu giường, cô vén chăn đứng dậy rời giường.

Căn phòng kế bên lặng ngắt như tờ, không biết người bên đó đã dậy chưa. Phương Chước rón rén bước đi nhẹ nhàng trong phòng, muốn tìm kiếm những đồ vật có liên quan đến mẹ mình.

Trong tủ quần áo có treo quần áo, tủ gỗ thì có đầy đồ linh tinh, giống hệt những gì Diệp Vân Trình nói, hầu hết mọi nơi đều mang dấu ấn của chủ nhân của nó.

Cô lê bước đến trước cửa sổ.

Trên chiếc bàn sách gần cửa sổ có một vết cắt thật nhỏ, kết hợp với những nét lõm khác tạo thành hình hai người que đang nắm tay nhau, bên trên là dòng chữ viết tên hai người xiêu xiêu vẹo vẹo.

Do chữ “Diệu” trong “Diệp Diệu Linh” khá khó viết nên chỉ dùng bính âm.

Phương Chước mơn trớn mặt bàn, cảm nhận nét bút ngây ngô lại cực kỳ sống động này. Cô hơi cúi người xuống rồi kéo ngăn tủ ra.

Bên trong ngăn tủ toàn là bút chì đã được sử dụng, bên dưới là một quyển vở đã ố vàng, đồ đạc bên trong rất lộn xộn và còn bị phủ một lớp bụi dày.

Phương Chước tiện tay chỉnh lại ngay ngắn, cô tìm thấy một cuốn sổ nhật ký với tấm bìa lộn xộn bên dưới. Cô tò mò giở ra xem, đập vào mắt là kiểu chữ được viết cẩn thận từng nét nhưng vẫn hơi nghiêng ngả.

“Mình không thích túi bút màu vàng chút nào, mình muốn chiếc hộp bút hai tầng cơ. ཞõ ཞàŋɠ mình đã nói rất nhiều lần rồi mà!”

“Mình muốn có cọ vẽ màu nước nhưng không có tiền mua.”

“Mẹ lại lấy tiền của mình mua đồ ăn, đáng ghét quá!”

“Em trai bị người ta đánh khi đánh nhau, đúng là ngu ngốc.”

“Mình làm hơn hai nghìn chiếc cúc áo, sao không có tiền công được chứ! Không thể tin lời mẹ được nữa!”

“Mua kem, bảy chú lùn, ăn ba cây, nó ăn bẩn lắm.”

Phương Chước bật cười, dựa vào bàn rồi tiếp tục đọc.

Gần như có thể tưởng tượng ra một cô gái đang cắn đầu bút, ngồi trước bàn sách, lẳng lặng ghi nhớ những buồn phiền ngây ngô này.

Nhưng những dòng sau đó đã thay đổi.

Đôi mắt của cô tối dần.

Trên trang giấy chi chít những đường vẽ nguệch ngoạc vô nghĩa cho thấy chủ nhân nhật ký đang cáu kỉnh không có chỗ trút giận.

Vài trang chính giữa đã bị xé mất, Phương Chước nâng cuốn nhật ký lên thật cao mới nhận ra mấy chữ từ trang giấy với những vết hằn bên dưới, toàn bộ là những nội dung tiêu cực và đen tối. Người viết đè bút rất mạnh, nên dù đã mấy chục năm trôi qua, đường nét vẫn còn in lại. Chủ yếu toàn là “Mình đáng chết”, “Tại sao chứ?”, “Thà đi chết quách cho xong.”.

Tình trạng này kéo dài được một thời gian, Diệp Diệu Linh trở nên chững chạc hơn, trong sổ chỉ còn ghi chép những khoản tiền.

Số tiền lẻ tẻ, nào là mười xu, hai mươi xu, sau đó nhiều hơn chừng mấy tệ.

Đó là tiền tích lũy của cô gái.

“Mình phải đi, không thể về lại nữa.”

Sau cùng một hàng chữ lạnh lùng xuất hiện, ở cuối trang còn có vết ẩm ướt đã cũ.

Phương Chước do dự một lát, cuối cùng vẫn lật tiếp.

Bên trên mặt giấy ố vàng, những nét chữ mày đen ngay ngắn trên mặt chữ viết rằng:

“Tôi ước gì mình chưa từng sinh ra đứa bé này.”

Phương Chước như bị gõ một búa thật mạnh vào đầu, trái tim cô bắt đầu đập dữ dội, không dám nhìn xuống đọc tiếp hàng chữ bên dưới, cô nhanh chóng dõi mắt nhìn chằm chằm vào đám hoa dại mọc um tùm bên ngoài cửa sổ. Ngay lúc máu huyết bắt đầu tăng cao, thế giới của cô gần như trống rỗng, sau đó những hạt mưa trĩu nặng bắt đầu tí tách rơi xuống.

Bà ấy quay lại nơi không thể tiếp tục quay về, nhưng chỉ để lại một câu vậy ư?

Vì thế?

Trong cuộc đời ngắn ngủi của bà ấy, nửa đầu trước đau khổ, còn nữa đời sau hối hận đúng không?

Cô không đọc nội dung kế tiếp nữa mà gắng sức khép nhật ký lại, sau đó đặt nó quay về vị trí cũ.

Cô không biết phần nhật ký đằng sau có liên quan gì mình không, mặc dù có thì chưa chắc lời nói đã thân thiện hiền lành.

Theo tên của bà thì bà là một người cực kỳ nóng tính.

Nhưng thế giới của bà thường có sự xuất hiện của những cơn mưa khiến mọi nơi trong đây đều lạnh buốt.

Muốn nói vì sao ư, bởi vì số phận đã sắp đặt từ rất lâu, rất lâu về trước.

Mẹ của cô tên là Diệp Diệu Linh, Diệu Linh có nghĩa là mặt trời. Mặt trời đã biến mất thì sao cây cỏ có thể ra hoa, ra lá?

Phương Chước ngồi trước bàn chừng một lúc, chống hai tay suy nghĩ đến thất thần. Cô nghĩ mình nên làm gì đó, thế là cô lấy chiếc áo khoác ra khỏi túi xách rồi mặc vào, cất túi bước ra khỏi phòng.

Ổ gà con trong hộp carton hôm qua đang nằm yên tĩnh bên trong góc tường.

Phương Chước thay nước cho chúng nó, sau đó lại đổ vào ít cơm thừa tối qua, lột bỏ lớp vỏ ngoài của bẹ rau xanh rồi xé nhuyễn đặt vào cho chúng.

Sau khi gà lớn lên thì ăn rất khoẻ, đến lúc đó có thể nhặt một ít rau, lấy cháo hoặc cơm thừa, trộn với ít cám hoặc bột mì cho chúng ăn.

Nhưng không thể cho gà ăn quá nhiều cám và lúa mì, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà.

Sau khi sắp xếp cho đàn gà xong xuôi, Phương Chước xoay người đi về phía chuồng gà.

Chuồng gà vẫn chưa được dọn dẹp xong, tay chân của Diệp Vân Trình không tiện nên trong chuồng vẫn còn rất nhiều đá cuội vương vãi và cỏ dại mọc khắp nơi.

Phương Chước xắn tay áo rồi kéo ống quần lên cao, dọn dẹp rác rưởi bên trong trước, sau đó nâng những tảng đá gồ ghề đến cạnh tường, cố gắng dọn ra khoảng trống hết mức có thể, sau đó mới nhổ hết đám cỏ dại mọc xung quanh. 

Một khoảng sân khá nhỏ chừng hai mươi mét vuông, nhưng vì bị bỏ hoang lâu ngày nên muốn dọn dẹp sạch sẽ rất khó.

Phương Chước cúi người xuống, khi cô định thần lại thì ánh nắng đã trở nên gay gắt. Cô đổ mồ hôi đầm đìa, eo mỏi nhừ, hai tay không có bao tay đầy bùn đất, nóng rát cả da tay.

“Phương Chước.”

Diệp Vân Trình đứng ở cửa sân, đằng sau có một người đàn ông nữa, cả hai người đều kinh ngạc nhìn cô.

“Cậu tưởng cháu vẫn còn đang ngủ, sau cháu dậy sớm thế?”

Phương Chước vứt cỏ trong tay đi rồi xoa xoa hai bàn tay vào nhau.

“Đây là chú Lưu, cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo.” Diệp Vân Trình giới thiệu: “Hôm nay là Trung thu nên chú ấy đến tặng quà và bánh Trung thu, cháu mau đến ăn điểm tâm đi.”

Mặc dù được gọi là chú Lưu nhưng gương mặt như trẻ con cho thấy vẫn còn rất trẻ, làm cho người ta không thể phân biệt rõ rốt cuộc người này bao nhiêu tuổi.

Phương Chước nhẹ nhàng gật đầu với chú Lưu, ông ấy mỉm cười đáp lại, trông như một người hiền lành chân chất.

Diệp Vân Trình nấu cháo, đặt lên trên bàn, sau đó cắt bánh Trung thu.

Phương Chước thấy là bánh Trung thu nhân thập cẩm nên không thích lắm, cô lắc đầu lịch sự từ chối, nhanh chóng ăn mấy miếng thức ăn ngày hôm qua.

Hình như chú Lưu và Diệp Vân Trình rất thân với nhau, hai người ngồi trò chuyện. Ông ấy kể rằng có trong thôn có một cô gái được đưa đi học lại và đã thi đỗ vào trường đại học, giờ ông ấy chuẩn bị xin trợ cấp hộ nghèo cho cô gái đó. Dứt lời, ông ấy bèn nhìn Phương Chước.

Ánh mắt kia quá ཞõ ཞàŋɠ, Phương Chước đặt bát xuống, lẳng lặng nhìn ông ấy.

Diệp Vân Trình tự hào mỉm cười: “Chước Chước là học sinh của trường trung học phổ thông A.”

Chú Lưu thả lỏng cơ mặt rồi nói: “Trường trung học phổ thông A là một ngôi trường tốt nên chắc chắn sẽ đỗ đại học thôi. Cháu có nguyện vọng sẽ thi đỗ trường nào chưa?”

Phương Chước lắc đầu.

Nhân lúc hai người đang trò chuyện, Diệp Vân Trình  bèn cầm lấy một đôi đũa sạch, liên tục gắp thức ăn đặt vào bát của Phương Chước.

Chú Lưu đề cử: “Nếu cháu có hứng thú thì tìm hiểu đại học A thử xem, đó là trường cũ của chú, giảng viên và môi trường học tập ở đó rất tốt.”

Phương Chước đang ngăn Diệp Vân Trình gắp thức ăn cho mình bỗng chững lại, nghe vậy bèn nhìn thẳng vào ông ấy.

Diệp Vân Trình cười bảo: “Chú Lưu của cháu học giỏi lắm, năm đó điểm thi công chức của chú ấy cách người đứng thứ hai tận mấy chục điểm. Chú ấy là người địa phương nên muốn ở lại thôn xây dựng nông thôn thêm vài năm nữa. Cháu có chuyện gì thì cứ đến hỏi chú ấy.”

Chú Lưu gãi đầu, mỉm cười ngại ngùng: “Chú tốt nghiệp nhiều năm rồi nên không nhớ rõ, đợi chú quay về chỉnh sửa tài liệu rồi gửi cho cháu nhé.”

Phương Chước ăn cơm rất nhanh, bởi vì cô là người duy nhất tập trung ăn cơm trên bàn cơm. Bát của Diệp Vân Trình vẫn còn rất đầy, Phương Chước đã bưng bát đứng dậy.

Diệp Vân Trình vội nói: “Trong nồi vẫn còn đấy.”

Phương Chước cầm bát đũa đặt vào chậu nước, cô trả lời: “Cháu ăn no rồi.”

Diệp Vân Trình thấy cô định đi ra ngoài bèn bảo: “Cháu đừng làm nữa, lát nữa cậu làm giúp cháu cho.”

“Cháu sắp làm xong rồi.” Phương Chước nói: “Tiện thể cháu đi giặt đồ luôn đây.”

Phương Chước bước ra sân, bỗng nhiên muốn hỏi xem Diệp Vân Trình có găng tay dày nào không. Cô vừa đến cửa trước thì đã nghe tiếng thì thầm cố tình giảm âm lượng xuống của hai người bên trong.

Cô nép sát vào tường, lắng nghe cuộc đối thoại vẫn chưa kết thúc của hai người

“Anh Diệp, có lẽ câu nói kế tiếp của tôi sẽ khiến anh không vui. Tôi biết anh có ý gì, nhưng anh, anh…” Chú Lưu nói rất nhỏ: “Anh như vậy thì chăm sóc một học sinh lớp mười hai kiểu gì? Lúc trước tôi đã bảo anh…”

“Tôi xin chú đấy Kiều Hồng.”

Diệp Vân Trình ngắt lời ông ấy, dù giọng điệu của ông khá hời hợt nhưng chính chất giọng khàn khàn đã làm lộ cảm xúc mãnh liệt mà ông cố gắng kìm nén.

Diệp Vân Trình cúi gằm mặt xuống, lấy tay che đi đôi mất đau thương và rầu rĩ.

“Tôi không muốn thấy con bé không có nhà để về nữa.”

Dáng vẻ cô đơn đứng đó, ánh mắt trống rỗng như không còn gì nữa cả, lại giống hỏi thêm hai câu thì sẽ khóc thành tiếng được ngay.

Diệp Vân Trình hiểu được ɕảɷ ɠıáɕ đó, trong lòng ông đè nén quá nhiều cảm xúc, trái tim biến thành một vòng xoáy cuồn cuộn không ngừng, dòng nước chảy xiết hóa thành một cây đao cứa những nhát lạnh lẽo mỗi khi tinh thần dao động.

“Chắc chắn con bé đến để cứu tôi.” Diệp Vân Trình cười nói.

Cô cần người thân, mà ông cũng vậy. Nhiều năm trôi qua, ông vẫn luôn mắc kẹt trong nỗi cô đơn vô tận.

Trong phòng lẫn ngoài phòng đều yên lặng khác thường.

Phương Chước thầm nghĩ, họ đều là người lênh đênh trên chiếc thuyền giữa biển, đồng loạt rơi xuống dòng nước sâu thẳm.

Cô không còn sợ nữa.

Không lâu sau, Diệp Vân Trình tiễn Lưu Kiều Hồng ra ngoài.

Ông chống gậy bước xuống thềm đá, mời Lưu Kiều Hồng: “Tối nay chú đến dùng cơm với nhà tôi nhé? Tôi bảo Chước Chước đi mua con gà, nấu mừng Tết Trung thu.”

Lưu Kiều Hồng thở dài: “Dạo này tôi hơi bận, hai hôm nữa lại có lãnh đạo xuống kiểm tra.”

Diệp Vân Trình chỉ cười, không giữ người lại, đợi bóng dáng ông ấy biến mất, ông mới vòng ra sân hỗ trợ.

Không biết Diệp Vân Trình tìm thấy mấy tấm ván gỗ ở nơi nào, ông gõ gõ đập đập rồi ghép thành chuồng gà. Ông phủ tấm vải đen trên đỉnh chuồng rồi lấy tảng đá chặn lại, đặt trong sân nhỏ rất thích hợp.

Sau khi họ dọn dẹp sửa sang lại xong thì đã chạng vạng tối.

Diệp Vân Trình muốn nói thật ra không có ai quét dọn chuồng gà sạch sẽ đến vậy đâu, dù sao gà ăn uống ngủ nghỉ trong chuồng cả ngày, chắc chắn không lâu sau chuồng cũng sẽ dơ dáy bẩn thỉu tiếp.

Nhưng khi ông thấy thành quả thì cực kỳ vui mừng thỏa mãn, cuối cùng cũng cảm thấy căn nhà này sôi động hẳn lên.

Phương Chước nhìn chằm chằm vào khoảng đất trống trước mặt, hai mắt sáng rực như sao, cô nói: “Về sau chúng ta dời ít đất đến nữa là trồng rau được rồi.”

Diệp Vân Trình bật cười: “Được, chúng ta sẽ trồng thêm rau.”

Ông không nhịn được bèn hỏi: “Cháu thích trò chơi nông trại lắm đúng không?”

“Nông trại ấy ạ?”  Phương Chước kinh ngạc hỏi lại: “Có trò chơi đó nữa ư?”

Cô bỗng nhớ đến một từ mà các bạn khác từng nói: “Nhảy disco hả chú?”

Diệp Vân Trình: “?”

“Không có gì.” Ông kéo cô đến bên cạnh ao nước, bảo cô mau chóng rửa tay: “Có tốn thời gian của cháu quá không? Cháu xem cháu đã mệt mỏi cả ngày trời rồi.”

Phương Chước nhìn dòng nước rồi trả lời: “Không sao đâu ạ.”

Diệp Vân Trình tiếc nuối: “Cháu xem cháu không có thời gian làm bài tập luôn kìa.”

Phương Chước: “...”

Diệp Vân Trình chụp vài tấm ảnh sân nhỏ rồi cảm thán: “Tốt quá, năm nay có Chước Chước đón Tết Trung thu với cậu rồi.”

Phương Chước yên lặng lắng nghe, ngẩng đầu nhìn ánh trăng sáng rực trên bầu trời, bỗng nghĩ đến chuyện gì đó.

Lúc Diệp Vân Trình chuẩn bị vào nấu cơm, cô hỏi: “Cậu có thể cho cháu mượn 𝖉iện thoại một lát được không?”

“Được chứ.” Diệp Vân Trình đưa 𝖉iện thoại cho cô: “Cháu vào phòng chơi đi, bên ngoài muỗi lắm.”

Phương Chước 𝖉áp lời, tìm kiếm tên của Nghiêm Liệt rồi gõ một câu “Trung thu vui vẻ” vào khung chat, nhưng còn chưa gửi đi thì lại thấy lời chúc quá nhạt nhẽo, thế là bèn xóa đi.

Cô xoay 𝖉iện thoại hai vòng, muốn chụp một bức ảnh gửi cho cậu nhưng lại không biết sử dụng chức năng gửi hình của 𝖉iện thoại, hơn nữa cô nghe nói gửi tin nhắn hình tốn tiền lắm. 

Thế là cô gửi cho Nghiêm Liệt “bức ảnh Schrödinger*”.

(*: Erwin Schrödinger – nhà vật lý người Áo có những đóng góp nền tảng cho lý thuyết cơ học lượng tử. Có lẽ ý tác giả ở đây là Chước Chước không gửi hẳn ảnh mặt trăng cho Liệt Liệt, mà chỉ nhắn tin thường để Liệt Liệt tự “nhìn chữ đoán hình” thôi :))))

Phương Chước: [Cậu thấy mặt trăng này trông quen không?]

Nghiêm Liệt đang xem TV, mất một lúc lâu vẫn chưa nhận được bức ảnh nào, làm cậu ngơ ngác chẳng hiểu gì cả.

Nghiêm Liệt: [Đừng nói là trăng trên đỉnh đầu tôi đấy nhé?]

Phương Chước: [Không biết nữa.]

Nghiêm Liệt: [Thế thì trùng hợp quá đấy!]

Phương Chước không trả lời.

Nghiêm Liệt không tin vào ma quỷ, cô bạn này sao thế hả?!

Nghiêm Liệt: [Bao giờ cậu quay về trường học?]

Nghiêm Liệt: [Sao bỗng nhiên rủ tôi ngắm trăng thế? Trăng hôm nay đẹp quá.]

Nghiêm Liệt: [Hai ngày nay không gặp cậu bạn cùng bàn rồi, có phải thấy ngờ ngợ không quen không hả?]

Phương Chước quay lại căn phòng sáng rỡ, khi 𝖉ọc tin nhắn cuối cùng, ma xui quỷ khiến thế nào cô lại trả lời: [Không, hôm qua tôi gặp cậu trong mơ rồi.]

Nghiêm Liệt suýt nữa nhảy bật dậy khỏi sô pha, cậu đọc đi đọc lại câu này nhiều lần, không biết mình có nên suy diễn thêm không, dù vậy cậu vẫn thấy lâng lâng khó tả.

Nghiêm Liệt: [Cảm ơn cậu nhé, nằm mơ mà cũng nhớ mơ đến tôi. Không biết tôi có vinh hạnh được biết tôi đã làm gì trong giấc mơ của cậu không?]

Nghiêm Liệt: [Nếu không tốt thì tôi sẽ suy ngẫm lại.]

Phương Chước: [Cậu làm đại gia nuôi gà.]

Nghiêm Liệt: [Thế chẳng phải giàu sụ luôn à?]

Cuộc trò chuyện dừng lại ở đó.

Đối phương giống như một người máy bỗng bị ngắt điện, biến mất không rõ lý do. Nghiêm Liệt đợi chừng mười phút, cuối cùng chỉ đành bất đắc dĩ chấp nhận sự thật. Cậu giở lịch ra xem ngày quay về trường rồi thở dài thườn thượt, dựa lưng vào sô pha.

Còn tận một ngày rưỡi nữa cơ.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp