Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 118-2: Mũi tên sáp (2)


1 năm

trướctiếp

Đối mặt với đủ loại thăm dò của người khác, nàng trả lời, "Chuyện bên Lương Hương đã xử lý xong cả rồi, ta đã đồng ý với dân chúng, sẽ giúp họ xin giống hoa màu nên vội vã trở về."

Rồi nàng hỏi đồng liêu xem nên xin chỉ thị của Công Bộ hay là Hộ Bộ.

Lục chủ bộ bảo nàng: "Cả Công Bộ và Hộ Bộ đều quản lý lương thực và giống cây trồng, tìm bên nào cũng được, xem bên nào dễ tính hơn thì tìm bên ấy."

Trước kia, lúc đảm nhiệm vị trí trợ thủ của Uông Mân, Phó Vân Anh đã làm quen với khá nhiều người bên Công Bộ, từng giúp bọn họ vẽ một ít bản đồ. Lúc soạn thảo sách về việc thủy lợi, đồng áng, nàng thường xuyên tới gặp mấy người làm việc ở Công Bộ để thỉnh giáo.

Làm quan không có nghĩa là sẽ không tiếp tục viết văn làm thơ, quan viên ở Lại Bộ, Hình Bộ, Lễ Bộ, Hộ Bộ, Công Bộ thường tụ tập riêng với nhau, tầm bảy tám quan viên trẻ có tuổi tác tương đương thường hẹn nhau đi ngắm cảnh, ngâm vịnh thơ ca, bình luận văn chương của mỗi người trong nhóm.

Đừng xem thường những kiểu tụ tập riêng như thế này, đây là một cách rất hiệu quả để mở rộng mạng lưới quen biết.

Năm đó Diêu Văn Đạt cũng từng là thành viên của một văn xã (nhóm làm văn thơ nói chung, bao gồm cả thi xã) như thế này. Ông ta liên tục đắc tội với Thẩm Giới Khê, xã viên (thành viên trong văn xã, thị xã) ai cũng nghĩ cách giúp đỡ, cầu xin cho ông ta. Vậy nên dẫu ông già đó suốt ngày giật đùng đùng, đắc tội Thẩm đảng nhiều lần như thế, lãng phí nhiều năm như vậy nhưng về sau vẫn lên chức được.

Công việc ở Hình Bộ không nhiều lắm, mọi người nhàn rỗi không có việc gì làm, thi thoảng sẽ tụ tập một lần. Phó Vân Chương nổi tiếng là có tài, thường được bạn bè đề cử tới tham gia đủ loại hội thơ khác nhau, do vậy nên quen biết rất nhiều người có danh tiếng. Phó Vân Anh được thơm lây, thi thoảng cũng có thể xuất hiện trong hội thơ, nàng không giỏi viết thơ, chỉ biết làm văn, người trong thị xã cũng không ép buộc, ai chẳng có sở trường riêng, học tập lẫn nhau mới là mục đích ban đầu của việc tập hợp văn xã.

Hơn nữa nàng tuấn tú hơn người, kết nạp nàng vào xã vừa có thể khiến cho văn xã có thêm chút khí chất phong nhã, vừa khiến cho những văn xã khác phải tự biết xấu hổ vì văn xã mình toàn một lũ dưa vẹo táo nứt. Tại sao lại không làm cơ chứ?

Những nhà nho nổi tiếng mà người người đều biết đa phần không muốn làm những việc cần sự tỉ mẩn, hoặc là đã có địa vị cao, bận nhiều việc, không thể tập trung vào việc viết lách, đến bản thân mình còn không nhớ nổi mình đã viết bao nhiêu bài văn bài thơ. Sau khi Phó Vân Anh gia nhập văn xã, nàng xung phong làm việc sắp xếp và xuất bản, vô cùng chịu khó, không cần báo đáp, lấy việc này để thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của bản thân.

Những nhà nho nổi tiếng kia thấy mình được một người trẻ tuổi sùng bái như vậy, hơn nữa người này còn rất tuấn tú, ai mà không vui vẻ được cơ chứ?

Người ta còn nói: "Văn chương của tiên sinh chau chuốt như thế, từng chữ như châu như ngọc, đâu ra đó, đọc đến đâu thấm đến đó, làm sao có thể để mai một cho được?"

Bởi thế giờ chuyện xuất bản sách, tuyển tập thơ, tuyển tập văn của văn xã đều qua tay Phó Vân Anh xử lý. Tuy công việc buồn tẻ, nhưng nàng lại được lợi rất nhiều.

Kết bạn với một người đứng đầu một trường phái văn học, tương đương với việc có quan hệ tốt với cả đám học sinh và gia tộc của ông ta.

Tỷ như bây giờ, nàng vừa mới đưa công văn xin chỉ thị phát giống hoa màu cho huyện Lương Hương tới Công Bộ, Công Bộ chủ sự đã đồng ý yêu cầu của nàng ngay lập tức, vì nàng quen biết thầy dạy của Công Bộ chủ sự.

Vì chuyện giống hoa màu, nàng bận hết việc này đến việc khác, ngày hôm sau, giống mới đã được đưa tới Lương Hương.

Lục chủ bộ chê cười nàng: "Có năng suất tốt thì công lao cũng chẳng phải của cậu, sao phải phí công phí sức thế?"

Nàng cười mà không đáp.

Đối với nàng mà nói, đây chỉ là chuyện nhỏ, không tốn bao nhiêu công sức nhưng đối với dân chúng địa phương thì khác. Ở vị trí nào thì làm việc nấy, nàng còn làm quan một ngày thì sẽ còn nỗ lực làm thêm mấy việc có ích, như thế mới không phí công một đứa con gái nhà quê cực khổ leo tới tận vị trí này.

Chủ trì lễ xuân canh xong, quả nhiên Phó Vân Anh được thăng chức, vẫn dưới quyền Triệu Bật, nàng nhậm chức phó tự của Hữu Tự.

Ngày nàng nhận được công văn bổ nhiệm, Thẩm Giới Khê dâng sớ xin từ quan lần thứ hai.

Lần này không biết ông ta thực lòng muốn từ quan hay vẫn để thử điểm mấu chốt của Hoàng đế.

Hoàng thượng vẫn tiếp tục bác bỏ mong muốn được từ quan của ông ta.

Quần thần biết Hoàng thượng sẽ không buông tha cho Thẩm Giới Khê dễ dàng như thế. Đồng ý cho ông ta từ quan có nghĩa là ít nhất cũng sẽ giữ thể diện cho ông ta. Kiên quyết không để ông ta từ quan có nghĩa là Hoàng Thượng muốn đẩy Thẩm Giới Khê vào chỗ chết.

Thẩm đảng tiến thoái lưỡng nan, đại công tử và nhị công tử Thẩm gia liên tục trao đổi thư từ với tổng binh Liêu Đông Từ Đỉnh.

Có tin tức từ trong cung truyền ra, chẳng bao lâu nữa Thái Tử Phi sẽ lâm bồn.

Thái giám ở cung Càn Thanh nói, sau khi Hoàng thái tôn ra đời, Hoàng thượng sẽ giao Hoàng thái tôn cho Tôn quý phi nuôi dưỡng, dạy dỗ.

Đương nhiên Thẩm đảng phản đối, nếu Thái tôn được Tôn quý phi nuôi lớn, đương nhiên sẽ không gần gũi với Thái tử phi, như vậy thì chẳng phải bao nhiêu lợi ích đều đổ về Tôn gia hay sao?

Tôn gia chỉ có cái tước hầu mà thôi, không có quyền lực gì, nhưng Thẩm đảng vẫn không an tâm như cũ.

Ngôn quan và Thẩm đảng giờ như nước với lửa, chỉ cần Thẩm đảng gặp chuyện không hay là ngôn quan sẽ vui mừng, họ liên tục dâng sớ tán thành quyết định của Hoàng thượng, cho rằng Hoàng thái tôn nên do Tôn quý phi nuôi nấng.

Cẩm Y Vệ, Vũ Lâm Quân, Cấm Vệ Quân, Kim Ngô Vệ và Kinh Vệ đều được lệnh điều động, chỉ có mười vạn quân tinh nhuệ là vẫn bất động như núi bất kể gió mưa.

Những đại thần nhạy cảm đã ngửi thấy mùi của một biến cố lớn phảng phất đâu đây, xin gặp Hoàng đế nhưng đều bị thái giám chặn lại ở ngoài cung Càn Thanh.

Vương các lão xin gặp Hoàng thượng lần nữa nhưng không có kết quả, đứng trước bậc thang bằng đá cẩm thạch trắng, nhìn về phía mái cung điện lợp ngói lưu ly vàng lấp lánh dưới ánh mặt trời ngày xuân rực rỡ, thở dài thườn thượt.

Ông ta nhiều tuổi rồi, bộ xương già này không chịu nổi quá nhiều biến động nữa, nhưng ông ta vẫn phải tiếp tục cố gắng, thay những người trẻ tuổi chắn thêm chút gió mưa.

Dưới bậc thang, mấy người Diêu Văn Đạt, Uông Mân thấy ông ta bất lực quay lại, nhíu mày nói: "Động tĩnh bên Thẩm gia gần đây không nhỏ, Hoàng thượng thật sự mặc kệ sao?"

Vương các lão lắc đầu, dân chúng an cư lạc nghiệp, giặc ngoại xâm tạm thời lui về canh giữ hoang mạc, giang sơn vẫn luôn ổn định. Mấy năm nay Nội Các hoàn toàn nắm giữ chuyện triều chính, khiến hoàng quyền mai một, Hoàng đế có lên triều hay không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến triều đình...

"Thôi, cứ để xem thế nào rồi tính sau. Các cậu cần phải hết sức cẩn thận, dù có là người ở phe nào tới thuyết phục, muốn các cậu góp sức thì cũng không được đồng ý."

Mấy người nhìn nhau, gật đầu đồng ý.

Hôm nay Phó Vân Anh nhận lời Công Bộ chủ sự, sang Công Bộ một chuyến. Lúc nàng đi qua hành lang tráng lệ của Thiên Bộ Lang, một đề kỵ xuất hiện ở phía đối diện. Lúc đi ngang qua người nàng, hắn khẽ nói: "Phó công tử, nếu không có gì ngoài ý muốn, ngày kia Thái tử phi sẽ đau bụng sinh, khi đó Thẩm gia sẽ có hành động, ngài phải luôn luôn cẩn thận, đến lúc đó phải ở trong Đại Lý Tự, không được tự tiện đi lại. Trừ phi đích thân Nhị gia qua đón, dù là bất kì ai xuất hiện ngài cũng không được tin tưởng."

Nơi làm việc của mệnh quan triều đình không phải muốn vào là có thể vào được, dù là Kiều Gia hay là những người được Hoắc Minh Cẩm phái tới bảo vệ Phó Vân Anh đi chăng nữa thì cũng không thể theo sát nàng mọi lúc mọi nơi.

Đề kỵ dứt lời, nhanh chóng đi mất.

Phó Vân Anh tỉnh bơ, tiếp tục đi vào trong.

Công Bộ chủ sự và mấy người khác bao gồm cấp sự trung, lệnh sử, thông sử đang đứng xung quanh một bản vẽ, khe khẽ bàn luận gì đó.

Phó Vân Anh đi vào, chủ sự tươi cười vẫy tay với nàng, "Lần trước uống rượu ở Vận Hà, nghe cậu bảo đang tìm bản vẽ xe chở nước gì đó, cậu lại đây xem cái này có dùng được không?"

Thông sự nâng bản vẽ lên cho Phó Vân Anh xem.

Đầu tiên, nàng cảm ơn Công Bộ chủ sự vì đã quan tâm tới việc của nàng, cầm bản vẽ lên xem kỹ, cười nói: "Không phải chỉ là dùng được thôi đâu, khá hơn những bản vẽ ta từng xem trước đây rất nhiều."

Công Bộ chủ sự mỉm cười nói: "Tượng hộ ở phía tây kinh thành nộp lên đấy, tay nghề của bọn họ được truyền từ đời này sang đời khác, đương nhiên phải khá hơn người khác rồi."

Tượng hộ là những người chuyên nghề xây dựng, dệt, đúc vũ khí, sản xuất hàng mỹ nghệ và một số nghề thủ công nghiệp khác. Bọn họ không thể tự ý thoát khỏi hộ tịch ban đầu, người cha chết đi, người con tiếp tục làm, con cháu đời đời kiếp kiếp phải phục dịch cho quan phủ. Đại đa số tượng hộ không chỉ phải gánh vác các công việc tạp vụ được chỉ định mà còn phải chịu cảnh bóc lột, cuộc sống nghèo khổ, cơm không đủ ba bữa.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp